Tóc không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Người có sức khỏe ổn định thì mái tóc sẽ mượt mà, khỏe mạnh. Ngược lại nếu có sức khỏe không tốt thì mái tóc của người đó sẽ khô, giòn, dễ gãy, chẻ ngọn, màu tóc sẽ thay đổi, mất sự mềm mại,… Vì vậy, để có một mái tóc khỏe đẹp cần phải chăm sóc cho sức khỏe của mình thật tốt. Tuy nhiên cũng có các nguyên nhân khác gây ra những căn bệnh thường gặp ở tóc. Các bạn hãy cùng khoedeponline.com tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các bệnh cho tóc và tìm ra biện pháp khắc phục nhé!
- Tóc khô, giòn, dễ gãy và chẻ ngọn:
Vì sao tóc bị khô, giòn, chẻ ngọn?
Nguyên nhân tóc khô, giòn và chẻ ngọn có thể từ bên trong do quá trình lão hóa tự nhiên để thay thế một thế hệ tóc mới hoặc bên ngoài tác động của nhiều yếu tố môi trường sống như hấp, ép, nhuộm tóc, sử dụng các loại hóa chất,… làm tóc bị thoái hóa dần.
Yếu tố môi trường làm việc cũng gây ảnh hưởng đến tóc: môi trường có nhiệt độ cao hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng gây ra hư tổn cho tóc. Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của tóc.
Tóc khô, xơ, chẻ ngọn cũng là biểu hiện của các bệnh lý trên cơ thể như: đái tháo đường, biếu cổ, suy dinh dưỡng…
Làm gì để khắc phục?
Chọn loại dầu gội, dầu xả phù hợp: bạn nên ưu tiên dùng các loại dầu gội đặc trị dành cho tóc khô xơ, loại có nhiều chất dưỡng ẩm, có nhiều chất phục hồi tóc như tinh dầu, ceramid, acid béo… Bên cạnh đó, dùng dầu xả cho mái tóc khô là hết sức cần thiết. Dầu xả giúp làm tăng độ ẩm của tóc mà còn tạo cảm giác mềm mượt cho mái tóc của bạn.
Hạn chế dùng máy sấy tóc: Bởi vì máy sấy tóc có tác dụng làm nước bay hơi nhanh vì vậy nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ khuyến tóc bạn xơ và chẻ ngọn nhiều khi phải chịu 1 sức nóng lớn. Nếu bắt buộc phải dùng máy sấy để tạo kiểu tóc thì bạn nên đưa nó về chế độ thổi khí lạnh. Hoặc nếu dùng khí nóng thì để cách xa tóc ít nhất 20 cm và sử dụng kèm theo các loại kem dưỡng tóc.
Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng: tóc cần rất nhiều dưỡng chất có lợi như: omega -3, vitamin E và A, B12, sắt, kẽm, biotin,… Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong bơ, sữa, hải sản, trứng gà, hạt lanh, hạnh nhân…
Đắp mặt nạ cho tóc và giữ cho mái tóc luôn sạch:
Đắp mặt nạ cho tóc bằng những loại thực phẩm tự nhiên. Bơ và chuối: trộn đều với nhau và thoa lên tóc để trong một giờ, sau đó gội sạch. Trứng: trộn trứng với dầu ôliu và trứng thoa lên tóc và để trong 30 phút. Mật ong: thoa mật ong lên tóc và ủ bằng khăn ấm từ 15-20 phút…
Giữ cho mái tóc luôn sạch bằng cách gội đầu thường xuyên. Nhưng để gội đầu đúng cách thì phải làm như thế nào?
Đối với tóc mỏng có xu hướng dễ hấp thụ nhiều dầu hơn so với với các loại tóc khác. Vì vậy bạn phải thường xuyên gội đầu hơn. Bạn nên gội đầu hằng ngày. Đối với tóc vừa, gội đầu 2-3 ngày 1 lần là phù hợp. Đối với tóc dày, có khả năng tránh được lượng dầu tích tụ trên tóc. Vì vậy gội 1 tuần 1 lần là hợp lý cho những cô nàng tóc dày.
- Rụng tóc:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rụng tóc và nó được chia thành 2 nguyên nhân chính:
Rụng tóc do bị bệnh:
Rụng tóc thành mảng: trên da đầu tóc rụng từng mảng xuất hiện từng ổ hình tròn hoặc hình bầu dục to nhỏ khác nhau. Đa số các trường hợp chỉ rụng tóc, một ít trường hợp sẽ kèm theo cả rụng lông mày, râu ria, lông mi, lông nách… Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh này: có thể do nội tiết, thần kinh, dinh dưỡng, kí sinh trùng và vi khuẩn… hiện nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính là do sang trấn thần kinh.
Rụng tóc do nấm: Thường do hai loại nấm gây nên là Trichophytie gây tổn thương trên da đầu thành từng đám nhỏ và Microsporie gây tổn thương thành đám lớn. Nhìn chung thì 2 loại nấm này đều gây ra gãy tóc, da vùng tổn thương đỏ, ngứa, phía trên có phủ vẩy trắng. Bệnh hay sảy ra ở trẻ nhỏ, nguồn bệnh chủ yếu từ việc nuôi cho mèo, cũng có thể lây từ người này sang người khác. Về điều trị: nên dùng dầu gội có chứa kháng sinh chống nấm ketoconazole 2% một tuần 2 lần. Tại chỗ: bôi thuốc chống nấm nizoral, lamisil. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, hạn chế tiếp xúc vật nuôi.
Rụng tóc do bệnh toàn thân: một số ngườisau khi nhiễm các bệnh toàn thân như: giang mai, sốt rét, sốt xuất huyết, hóa chất chống ung thư… cũng bị rụng tóc. Khi người bệnh bình phục thì sẽ mọc tóc trở lại.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh khác có tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da… gây nên rụng tóc vùng đó…
Rụng tóc do không bị bệnh:
Rụng tóc do dầu gội: tóc rụng đều trên toàn bộ da đầu, mỗi ngày rụng một ít. Sự rụng tóc này không rõ rệt, chỉ khi nào chải đầu hoặc gội đầu mới thấy.
Rụng tóc do nguồn nước không sạch: Nước bị ô nhiễm, bị phèn là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Do nguồn nước, nên dù bạn có thay đổi đủ loại dầu gội tóc vẫn rụng, cách tốt nhất là lắp thêm các thiết bị xử lý giúp nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm, hoặc có thể lắng vôi, lắng cát để nước “sạch hơn”.
Rụng tóc do lạm dụng mỹ phẩm: Các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm hoặc sấy nóng là nguyên nhân làm tóc xơ, giòn, khô và gãy rụng. Cách tốt nhất là chăm sóc tóc với mỹ phẩm có chọn lọc, không lạm dụng các cách làm đẹp tóc từ bên ngoài
Rụng tóc do chế độ làm việc, sinh hoạt không điều độ: Một số người do đặc thù nghề nghiệp phải thức đêm thường xuyên hoặc thức đêm từng đợt sau đó khó điều chỉnh lại giấc ngủ bình thường. Một số người khác do thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ăn ngủ thất thường… có thể làm tóc rụng.
Như vậy rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó nếu bạn bị rụng tóc thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám và phát hiện kịp thời vấn đề của bản thân.
Bình luận